Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Nấm chân dài

GIỚI THIỆU NẤM CHÂN DÀI

1. Dinh dưỡng

Nấm chân dài được trồng trên nguyên liệu mùn cưa đã qua xử lý.

Dinh dưỡng của nấm là từ 15% – 20% ngô, thóc nghiền thông qua sự chuyển hóa cây trồng.

Là loại nấm ăn cao cấp nhất hiện nay được trồng trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên. Hiện nay, được trồng ở Trang trại nấm Việt An tại Ba Vì - Hà Nội.

Nấm rơm

GIỚI THIỆU NẤM RƠM

1. Thành phần dinh dưỡng

Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP… Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie.

Món ăn đẹp mắt từ Nấm Hương

Có hơn chục món ăn được chế biến từ nấm hương trông rất ngon và đẹp mắt như : Nấm hương om lạp xường, nấm hương xào đỗ xanh, nấm hương xào rau cải chíp...

Em là Nấm..Chân Dài

Xin chào các anh, tuy em không là hot girl nhưng em là Nấm.. chân dài !

Các món nấm tươi xào cho mùa hè

Nấm xào bông hẹ

Bông hẹ là món ăn ngon, hợp khẩu vị với rất nhiều người, bông hẹ có thể xào hay nấu canh đều ngon, dưới đây là món bông hẹ xào nấm.

Nấm tươi xào sả ớt

Nấm tươi giòn và thơm kết hợp với vị cay cay của ớt và mùi thơm đặc trưng của sả. Đây là một món mang hương vị lạ, vì không có độ ngấy chế biến đơn giản chỉ bằng những nguyên liệu gia vị có sẵn. Nếu bạn được thưởng thức món nấm tươi xào sả ớt một lần, đảm bảo bạn sẽ muốn ăn hoài mà không thấy chán.

Quy trình sản xuất nấm

Hiện nay, các nước trên thế giới tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm chân dài, nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm rơm là chủ yếu. Tình hình sản xuất nấm ăn ở Việt Nam , nấm ăn cũng được biết từ lâu. Tuy nhiên hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm mới được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều cơ sở sản xuất nấm. Vấn đề nghiên cứu và phát triển nấm ăn ở Việt Nam đã bắt đầu được chú trọng tới việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như xây dựng quy trình sản xuất nấm.

1- Ủ nguyên liệu

Nguyên liệu chính cho sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu là mùn cưa và rơm rạ.





- Mùn cưa được chọn từ các loại cây có mủ như keo, cao su, mít, sung.. phù hợp cho nấm sinh trưởng. Không dùng mùn cưa của các loại gỗ cứng hoặc gỗ có dầu vì sẽ làm chết nấm hoặc không tăng trưởng được

- Mùn cưa được tập kết tại nhà máy và ủ trộn với nước vôi trong vòng 3 tháng. Sau 3 tháng, các sợi gỗ sẽ bị mục, trở nên tơi xốp và phù hợp làm thức ăn cho nấm sinh trưởng

- Rơm rạ được tập kết sau các vụ thu hoạch lúa và đánh đống. Rơm rạ được ủ và được xử lý phù hợp với từng loại nấm và thời vụ khác nhau

2- Trộn nguyên liệu

Sau thời gian ủ nguyên liệu chính trong thời gian quy định, nguyên liệu trở nên mục và tơi xốp là lúc có thể tiến hành chế biến

Nguyên liệu mùn cưa sẽ được phối trộn với các phụ liệu tự nhiên khác làm thức ăn cho nấm và tăng năng suất cho nấm như bột ngô, cám gạo, lõi ngô, than trấu…



Sau khi phối trộn, mùn cưa được sàng lại để loại bỏ những nguyên liệu to, khó phân hủy. Chỉ những hạt mùn cưa nhỏ phù hợp mới được lựa chọn cho việc trồng nấm

Rơm sẽ được đảo ủ và đánh thành luống, có thể để trồng riêng một số loại nấm như nấm rơm, nấm mỡ hoặc trộn lẫn với mùn cưa để trộn nấm sò hoặc mộc nhĩ.

3- Đóng bịch

Sau khi nguyên liệu được phối trộn với các chất dinh dưỡng, sẽ được đóng vào các túi nilon chịu nhiệt gọi là “bịch”. Bịch có thể được đóng bằng tay hoặc bằng máy để tăng năng suất. Trung bình, mỗi bịch đóng xong có tương đương 1,2- 2,0 kg nguyên liệu, tùy theo từng loại nấm.


4- Hấp bịch

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Hấp bịch được thực hiện bằng nồi hơi và nồi hấp lớn.



Hấp bịch nhằm mục đích loại bỏ những loại nấm dại, tạp chất hoặc vi sinh vật còn lại trong bịch sau khi đóng bịch mà quy trình ủ nguyên liệu không loại bỏ được.

Hấp bịch còn có tác dụng làm chín nguyên liệu, giúp cho sợi nấm nấm có thể lấy chất dinh dưỡng và phát triển thuận lợi

Thời gian hấp bịch tùy thuộc vào từng loại nấm khác nhau, có thể kéo dài từ 4-8 tiếng.

5- Cấy giống

Sau khi bịch được hấp chín, nó được để nguội trong phòng cấy giống trước khi được cấy giống.



Việc cấy giống được thực hiện trong điều kiện vô trùng, làm giảm thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc nấm có hại trong môi trường không khí tự nhiên

Để chủ động nguồn giống của mình, công ty chủ động nhân giống cấp 1, cấp 2 và cấp 3 từ giống gốc của Viện Di truyền Nông nghiệp hoặc giống nhập khẩu.

6- Ươm bịch

Sau khi bịch được cấy giống, nó sẽ được chuyển sang phòng ươm giống.Việc ươm bịch kéo dài trong thời gian từ 20-30 ngày tùy theo sự phát triển của sợi nấm.



Phòng ươm bịch được thiết kế thành dàn, để tối ưu hóa diện tích sử dụng. Phòng ươm cần thoáng mát, nhiệt độ trong phòng ươm không quá nóng hoặc quá lạnh nhằm tạo điều kiện môi trường phù hợp cho nấm phát triển.

7- Treo bịch
Sau khoảng 15-20 ngày, sợi nấm trong bịch nấm đâ có thể ăn trắng 1/2 đến 2/3 bịch. Lúc này công ty sẽ cấp cho các hộ nuôi trồng hoặc nuôi trồng trong công ty.



Bịch nấm được treo trên giàn cứng cọc bê tông và thanh tre. Mỗi dây treo khoảng 7-8 bịch. Các dây cách nhau 25-30 cm, tiện lợi cho nấm đủ ánh sáng phát triển và tiện tưới nước và thu hái

Đối với một số loại nấm, bịch nấm cũng có thể được để trên dàn thay treo

8- Chăm sóc, thu hái

Khi sợi nấm đã ăn trắng bịch thì đến lục rạch bịch nấm. Mỗi bịch nấm thông thường được rạch 7 vết và nấm sẽ mọc ra từ những vết rạch.


Hàng ngày, nấm cần được tưới nước sạch từ 1-4 lần tùy theo điều kiện thời tiết để đảm bảo độ ẩm. Lán trại cần được thiết kế phù hợp để tạo điều kiện mát mẻ vào mùa hè, mùa đông có thể che đậy bạt cho ấm. Dùng nước sạch (nước mềm) tưới cho nấm. Không dùng nước cứng hoặc nước có nhiều tạp chất để tưới nấm vì sẽ ảnh hưởng đến năng suất nấm.




Trường hợp nấm bị sâu bệnh, côn trùng, dùng các loại chất kháng sinh hữu cơ như ớt, tỏi, chanh.. nghiền nát và phun vào. Không dùng hóa chất để trừ sâu bệnh vì có thể làm chết nấm. Với những bịch nấm đã xử lý mà không loại bỏ được dịch bệnh và côn trùng sẽ được loại bỏ.

Sau khi rạch bịch khoảng 15-30 ngày là bắt đầu thu hái. Thu hái cần làm đúng quy trình để chân nấm không bị thối, tiếp tục mọc nấm. Mỗi lứa, nấm có thể được thu hoạch nhiều lần trong vòng đời 3 tháng của nó.

9- Đóng gói

Nấm tươi được đóng trong túi nilon, có hướng dẫn sử dụng để cung cấp ra thị trường.

Trọng lượng mỗi túi sẽ khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và tùy loại nấm.

Nấm tươi đóng gói tiêu chuẩn: 2,5 lạng, 5 lạng và 1 kg

Nấm khô đóng gói tiêu chuẩn : 1 lạng, 2 lạng và 5 lạng

10- Bảo quản, xuất bán

Sau khi đóng gói, nấm được bảo quản trong phòng lạnh, phòng điều hòa hoặc tủ lạnh để đảm bảo giữ tươi lâu và không bị hư hỏng.

( Theo Nấm Ngon )

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Bí ngồi xào nấm tươi

Món bí xào nấm tươi cách thực hiện đơn giản, tạo nên vị ngọt dịu tự nhiên, khiến bữa cơm của bạn ngon miệng hơn, không bị ngấy vì nhiều thịt cá nữa. Có thể dùng làm món mặn hoặc món chay đều ngon.