GIỚI THIỆU NẤM CHÂN DÀI
1. Dinh dưỡng
Nấm chân dài được trồng trên nguyên liệu mùn cưa đã qua xử lý.
Dinh dưỡng của nấm là từ 15% – 20% ngô, thóc nghiền thông qua sự chuyển hóa cây trồng.
Là
loại nấm ăn cao cấp nhất hiện nay được trồng trong điều kiện hoàn toàn
tự nhiên. Hiện nay, được trồng ở Trang trại nấm Việt An tại Ba Vì - Hà Nội.
Mũ nấm hình chén, màu nâu hồng, có đường kính từ 8-30cm, mọc cụm hoặc đơn lẻ, cuống thân dài 3-10cm, thịt màu trắng.
Nấm
chân dài là nấm ăn cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao, sản xuất trong
điều kiện hoàn toàn sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có huơng
vị thơm ngon, giòn, ngọt, hợp khẩu vị của người dùng. Hàm lượng Protein
cao ( chiếm khoảng 32% chất khô), giàu các axít amin ( 49,7%), ngoài ra
còn rất giàu các vitamin và khoáng chất.
2. Cách bảo quản và chế biến
Bước 1: Bổ mũ nấm vừa ăn, tước vỏ thân cây nấm(như tước dọc mùng) rồi rửa sạch bằng nước lã.
Bước 2: Đun sôi nước, bỏ ít muối vào nồi chần trong vòng 1-2 p”
Bước 3: Vớt Nấm ra rổ rồi xả nước lạnh ngay.
Đa phần các loại nấm bảo quản được từ 3 đến 4 ngày trong điều kiện thường và 7 ngày trong ngăn mát tủ lạnh.
Khi
mua nấm về, chần nấm qua nước sôi, đun sôi nước, thả nấm vào, cho thêm
vào mấy hạt muối, khi nước sôi lại thì vớt nấm ra, cho vào nước lạnh rửa
nhẹ nhàng, sau đó để ráo nước tự nhiên đảm bảo nấm vừa sạch lại vừa
giòn, dai. Có thể chế biến thành các món ăn (xào, nấu canh, tẩm bột
rán…).
Chú ý: Nấm đã được sơ chế cũng có thể cho vào tủ lạnh ăn
dần, đây cũng là “bí quyết” giúp bảo quản nấm được lâu mà vẫn thơm ngon.
Nói chung khi chế biến các loại nấm đều nên chần như vậy, sau đó mới rửa, thái, ướp và chế biến, nấm sẽ giòn dai và dậy hương vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét